Động cơ không chổi than là gì? Tại sao được ưa chuộng?
Khi có nhu cầu lắp đặt cổng xếp, cổng trượt tự động hay các loại cửa tự động khác, hầu hết nhiều khách hàng chỉ biết là cổng chạy tự động chứ chưa thực sự biết đến động cơ không chổi than ứng dụng vào. Vì vậy, bài viết dưới đây HongMen sẽ giúp bạn hiểu được Động cơ không chổi than là gì? Tại sao được ưa chuộng như vậy. Bạn tham khảo nhé!
Động cơ không chổi than là gì? Tại sao được ưa chuộng?
Động cơ không chổi than hay còn gọi là động cơ BLDC (Brushless DC motor), là động cơ điện được chuyển mạch bằng điện tử với những nam châm điện dòng DC di chuyển rotor xung quanh stator.
Được cung cấp năng lượng trực tiếp từ dòng điện 1 chiều. Trong trường hợp nào đó, động cơ được cung cấp năng lượng từ bộ chuyển đổi điện năng AC.
Công nghệ động cơ không chổi than không chỉ cải thiện sức mạnh của các công cụ điện không dây của bạn mà còn kéo dài tuổi thọ làm việc của họ. Với những động cơ này, bạn sẽ hầu như không phải lo lắng về bảo trì. Những lợi thế của công nghệ không chổi than là rất nhiều nên việc chúng được ưa chuộng cũng là điều dễ hiểu.
Máy có động cơ không chổi than luôn là sự lựa chọn ưu tiên đối với những ai có tài chính tốt và tìm kiếm một chiếc máy có động cơ bền bỉ phù hợp với nhu cầu sử dụng liên tục với công suất lớn.
Cấu tạo của động cơ DC không chổi than
Cũng giống với những động cơ đồng bộ thông thường, những cuộn dây BLDC được đặt lệch nhau 120 độ trong không gian của stator. Những thanh nam châm được gắn chắc chắn vào thân rotor làm nhiệm vụ kích từ cho động cơ. Cấu tạo bao gồm:
- Stator: Gồm có lõi sắt (những lá thép kỹ thuật điện ghép cách điện với nhau) và dây quấn. Cách quấn dây của BLDC khác so với cách quấn dây của động cơ xoay chiều 3 pha thông thường, sự đặc biệt này tạo nên sức phản điện động dạng hình thang.
- Rotor: Về cơ bản, rotor không khác so với những động cơ nam châm vĩnh cửu khác.
- Hall sensor: Vì đặc thù sức phản điện động có dạng hình thang nên cấu hình điều khiển thông thường của động cơ không chổi than cần có cảm biến để xác định vị trí của từ trường rotor so với các pha của cuộn dây stator. Để làm được điều đó, người ta thường sử dụng cảm biến hiệu ứng Hall sensor, gọi tắt là Hall.
Có thể phân biệt động cơ điện xoay chiều so với BLDC là đặc điểm sử dụng bộ cảm biến định vị trị trí của rotor trên loại động cơ BLDC nhằm tạo ra những tín hiệu điều khiển chuyển mạch.
Hy vọng rằng từ những thông tin về bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về động cơ không chổi than được dùng nhiều trong các cửa cổng tự động.